Cơ quan chưa trả lời bạn đọc 25.3.2024
Chung cuộc, Saigon Heat lại một lần nữa "gieo sầu" cho Thang Long Warriors khi ngược dòng để giành chiến thắng 89-79. Kentrell Barkley nhận danh hiệu Player of the Game (Cầu thủ xuất sắc nhất trận) với 35 điểm, 16 rebounds (bắt bóng) và 10 kiến tạo. Võ Kim Bản cũng là người hùng của trận đấu này, khi ghi đến 20 điểm, phần lớn đến từ những cú ném 3 với hiệu suất ấn tượng 45% (5/11).Madam Pang sẽ thưởng lớn cho đội tuyển Thái Lan nếu vô địch futsal châu Á
Theo thông tin từ Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF), vé bán online trận đội tuyển Việt Nam gặp Lào ở vòng loại Asian Cup 2027 (diễn ra lúc 19 giờ 30 ngày 25.3 trên sân Gò Đậu) đã bán hết trước hạn thông báo 2 ngày. Như vậy, thầy trò HLV Kim Sang-sik sẽ nhận sự cổ vũ của hơn 18.000 người hâm mộ. Từ lâu, sân cỏ miền Nam nói riêng và sân Bình Dương nói chung "vắng bóng" đội tuyển Việt Nam. Vì thế, người hâm mộ tại đây khao khát được tận mắt chứng kiến Quang Hải và các đồng đội thi đấu và chắc chắn bầu không khí sẽ rất cuồng nhiệt. Tình cảm của người hâm mộ miền Nam dành cho đội tuyển Việt Nam cũng rất lớn. Trong buổi tập đầu tiên vào chiều 12.3, rất đông người hâm mộ đã đến sân phụ CLB Bình Dương, đứng vây kín xung quanh sân để xem các ngôi sao tập luyện. Đây chính là động lực cực lớn để đội tuyển Việt Nam tập luyện hăng say, hướng đến những kết quả ấn tượng trong khoảng thời gian sắp tới.
Bạo lực học đường: Tư vấn tâm lý học đường chính là 'bình chữa cháy' tuyệt vời
Thử nghiệm thực tế chiếc Mercedes-Benz EQS 450+ với kỹ năng của một người lái thông thường
Ngày 10.1, Sở VH-TT-DL Thanh Hóa đã tổ chức tuyên dương, trao thưởng cho cầu thủ Doãn Ngọc Tân, đội trưởng đội Thanh Hóa, người đã góp sức đáng kể vào hành trình giành chức vô địch AFF Cup 2024 của đội tuyển Việt Nam vừa qua.AFF Cup 2024 Việt Nam lần thứ 3 vô địch đầy kịch tính khi đối thủ trong trận chung kết là đội tuyển Thái Lan. Đội bóng đá xứ Thanh góp sức cho đội tuyển Việt Nam cầu thủ duy nhất là Doãn Ngọc Tân.Doãn Ngọc Tân - tài năng mới được HLV Popov phát hiện dưới cấp độ CLB đã để lại ấn tượng trong các trận đấu của đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2024. Nhiều cổ động viên khi xem các trận đấu ở AF Cup 2024 không ngoa khi đánh giá Doãn Ngọc Tân như một "chiến binh" trên sân cỏ, anh đã thi đấu đầy quả cảm, giúp đội tuyển Việt Nam liên tục có thành tích bất bại.Không chỉ thi đấu năng nổ, đầy nhiệt huyết, Doãn Ngọc Tân còn là cầu thủ ghi bàn thắng quan trọng, gỡ hòa cho đội tuyển Việt Nam ở trận đấu gặp với chủ nhà Philippines tại vòng bảng AFF Cup 2024.Với thành tích ấn tượng, Doãn Ngọc Tân đã được thưởng tổng cộng 300 triệu đồng, trong đó UBND tỉnh Thanh Hóa thưởng 200 triệu đồng; 100 triệu đồng là của các doanh nghiệp.
U.23 Indonesia, CLB Thanh Hóa, Vũ Văn Thanh và… chuyện trọng tài
Hôm nay 1.3, Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Đại học Thanh Hoa - một đại học hàng đầu Trung Quốc, tổ chức hội thảo quốc tế "Giáo dục Đại học Việt Nam - Trung Quốc: Cơ hội và thách thức của giáo dục đại học trong thế kỷ 21 - kỷ nguyên trí tuệ số". Hội thảo là diễn đàn để các nhà khoa học của hai đại học chia sẻ, thảo luận về cơ hội phát triển của giáo dục đại học trong thời đại bùng nổ sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI). Tại hội thảo, PGS Nguyễn Viết Nhung, Trưởng khoa Y, Trường đại học Y dược - Đại học Quốc gia Hà Nội, nguyên Giám đốc Bệnh viện Phổi T.Ư, cho biết từ nhiều năm trước, ở Việt Nam, nhà nước đã có chương trình quốc gia KC 4.0 nhằm đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng AI trong y tế. Cũng theo PGS Nguyễn Viết Nhung, hiện Việt Nam đã có phần mềm học sâu hỗ trợ chẩn đoán lao phổi dựa trên ảnh X-quang ngực. Khi sử dụng phần mềm này, bác sĩ đưa ảnh đạt tiêu chuẩn kỹ thuật vào, sau đó phần mềm sẽ xử lý và đưa ra kết quả. Dự đoán của phần mềm với độ chính xác trên 95%. Việc ứng dụng AI đạt hiệu quả phát hiện sớm bệnh lao tăng gấp đôi so với trước khi ứng dụng AI. Công nghệ AI được gắn vào các máy X-quang và có phần mềm hỗ trợ đọc phim X-quang. AI sẽ hỗ trợ bác sĩ tìm những bệnh nhân nghi mắc lao dựa trên các tổn thương. Từ đó, bác sĩ sẽ cho chỉ định xét nghiệm tìm vi khuẩn lao chính xác hơn."Từ nhiều năm trước, tại Bệnh viện Phổi T.Ư, tôi là chủ nhiệm đề tài nghiên cứu ứng dụng AI trong chẩn đoán và dự báo dịch tễ bệnh lao phổi, dựa trên dữ liệu của Việt Nam. Chúng tôi sở hữu kho dữ liệu gồm 30.018 phim X.Q đạt tiêu chuẩn kỹ thuật dán nhãn lao phổi, hiện dữ liệu này được công khai dùng chung trong cả nước", PGS Nguyễn Viết Nhung cho biết. Theo PGS Nguyễn Viết Nhung, AI được coi là chìa khóa cho tương lai y tế, mang lại những đột phá trong chẩn đoán, điều trị, và phòng ngừa bệnh tật. Tuy nhiên, một trong những thách thức hiện nay là thiếu sự kết nối liên ngành, đặc biệt từ khâu đào tạo, giữa các ngành khoa học sức khỏe với các ngành công nghệ - kỹ thuật. "Bác sĩ thì không biết về AI, còn kỹ sư AI thì không biết về công việc thầy thuốc. Để phát triển ngành khoa học sức khỏe (trong đào tạo, nghiên cứu cũng như khám chữa bệnh), yêu cầu tất yếu là các thầy thuốc và các kỹ sư AI cần phải có "cùng một tiếng nói", nghĩa là hai bên phải hiểu được công việc của nhau, để giúp nhau tạo ra những công cụ công nghệ hỗ trợ đắc lực cho các bác sĩ. Vì thế, đào tạo liên ngành cho bác sĩ và kỹ sư AI là giải pháp hết sức quan trọng", PGS Nguyễn Viết Nhung nói. PGS Nguyễn Viết Nhung chia sẻ thêm: "Chúng ta vẫn nghe nói, AI phát triển thì bác sĩ mất việc. Chúng tôi không nghĩ như vậy, mà là bác sĩ sử dụng AI sẽ thay thế những bác sĩ không sử dụng AI". PGS Nguyễn Viết Nhung cũng bày tỏ mong muốn được hợp tác với Đại học Thanh Hoa trong nghiên cứu và đào tạo nhân lực AI y tế. Hình thức hợp tác có thể là đào tạo bác sĩ sử dụng AI thông qua các khóa học ngắn hạn, qua đó bác sĩ Việt Nam được học về phân tích dữ liệu, ứng dụng AI cơ bản; kỹ sư AI Việt Nam được học về kiến thức y khoa, thiết kế AI hiệu quả. Sự hợp tác giữa hai bên còn được thực hiện thông qua các chương trình trao đổi sinh viên, nghiên cứu sau đại học… Có những chương trình hợp tác để nghiên cứu sinh Đại học Thanh Hoa được thực hành tại bệnh viện Việt Nam, sinh viên Việt Nam được tiếp cận công nghệ AI tiên tiến tại Đại học Thanh Hoa.Theo PGS Nguyễn Viết Nhung, "mong ước thiết tha" của Trường đại học Y dược - Đại học Quốc gia Hà Nội là có một trung tâm mô phỏng y khoa đào tạo tiền lâm sàng. Hiện nay, việc đào tạo lâm sàng cho sinh viên y khoa hầu như chỉ thực hiện tại bệnh viện. Việc sinh viên trực tiếp học trên bệnh nhân ẩn chứa nhiều rủi ro và hiện cũng gặp khó khăn do thực hiện luật Khám chữa bệnh."Theo chuẩn mực đào tạo y khoa quốc tế thì đào tạo tiền lâm sàng là đào tạo trong các mô hình mô phỏng. Học qua mô phỏng thì sinh viên được phép sai lầm, được lặp đi lặp lại nhiều, có như thế các em mới nhanh giỏi lên được", PGS Nguyễn Viết Nhung chia sẻ.